Chào các bạn! Vậy là bạn Linh đã vừa hoàn thành xong chuyến đi mơ ước từ rất lâu của mình: du lịch Châu Âu. Lịch trình du lịch Châu Âu tự túc của bạn Linh bao gồm 15 ngày với điểm đến là 6 quốc gia: Pháp, Hà Lan, Áo, Ý, Vatican và Hy Lạp. Trong đó bao gồm 8 thành phố: Paris, Amsterdam, Vienna, Hallstatt, Venice, Rome, Vatican và Santorini.
Bài viết hôm nay bạn Linh sẽ chia sẻ cụ thể công cuộc chuẩn bị lên kế hoạch, lên lịch trình cũng như kinh nghiệm book phòng khách sạn, đặt vé máy bay và tổng hợp chi phí cho các bạn đang có ý định du lịch Châu Âu, đặc biệt là các bạn đi lần đầu.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm xin visa Schengen du lịch Châu Âu
Mục Lục
Đi du lịch Châu Âu mùa nào đẹp nhất
Mình đã từng tìm kiếm câu hỏi này rất nhiều trên google, các travel bloggers…Tuy nhiên, đúng như người ta nhận xét thì Châu Âu mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa có một nét quyến rũ riêng tùy vào sở thích và cảm nhận của mỗi người.
Mùa cao điểm đông khách du lịch và ấm áp nhất là Mùa Hè ( Tháng 6 – Tháng 8). Mùa thấp điểm nhất và cũng lạnh nhất là Mùa Đông (Tháng 12 – Tháng 3) đặc biệt cho bạn nào thích tuyết và Giáng Sinh.
Mùa Thu (Tháng 9- Tháng 11), Mùa Xuân (Tháng 4- Tháng 5) Đây là 2 mùa được các travel experts cũng như bloggers khuyên nên đi vì ít khách du lịch, thời tiết và khung cảnh đẹp, lại không quá lạnh.
Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu thêm về các mùa/ngày lễ hội ở Châu Âu để có thể tìm được thời gian bạn muốn đi nhất. Ví dụ nếu muốn ngắm hoa Oải Hương ở Valensole Pháp thì nên đi khoảng tuần 3-4 tháng 6 (Cuối tháng 6 hoa bắt đầu nở rất đẹp và ít người hơn là sang tháng 7). Lễ hội bia ở Đức Oktoberfest diễn ra vào khoảng giữa tháng 9 đến đầu tháng 10…v.v
Trước đây mình đã chắc mẩm là nếu đi Châu Âu thì mình nhất định sẽ đi vào tháng 5 mùa Xuân. Tuy nhiên vì phụ thuộc vào lịch nghỉ ở công ty của mình và của Di, nên hai đứa quyết định đi vào tháng 6 (10/6 – 25/6)
Trước lúc đi bạn Linh có check thời tiết thì thấy trung bình khoảng 23-25 độ ban ngày và 14 độ ban đêm; chỉ riêng Ý và Hy Lạp là 27 độ. Khi đến nơi thì buổi sáng đến tầm 11AM và chiều tối trời gió và khá lạnh ở Pháp, Áo và Hà Lan. Riêng Ý thì trời nắng và hơi nóng. Santorini sáng sớm và chiều tối từ 9PM trở đi là trời gió rất lạnh, ban ngày trời nắng và hơi nóng. Có một điều tuyệt vời hơn nữa là trời KHÔNG MƯA 👏 👏 Duy nhất chỉ có khi ở Vienna bọn mình có gặp trời mưa nhỏ một chút vào buổi tối nhưng tạnh rất nhanh sau đó.
Trong khi đó, một số bạn của mình đi vào tháng 5, là mùa xuân nên hay gặp trời mưa ít nắng. Sau đó mình nghĩ có khi đi Tháng 6 lại may mắn hơn, chụp được nhiều ảnh đẹp hơn 😛
Các khu vực ở Châu Âu
Châu Âu được chia ra 4 khu vực bao gồm: Western- Tây , Eastern- Đông , Southern-Nam và Northern- Bắc Âu.
Western Europe (Tây Âu) gồm Austria, Belgium, France, Germany, Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Netherlands và Switzerland.
Eastern Europe (Đông Âu) gồm Bulgaria, Czech Republic, Hungary, Poland, Russia, và Slovakia.
Southern Europe (Nam Âu) gồm Albania, Bosnia-Herzegovina, Croatia, Greece, Italy, Macedonia, Montenegro, Portugal, Serbia, Slovenia, và Spain.
Northern Europe (Bắc Âu) gồm Denmark, Estonia, Finland, Ireland, Latvia, Lithuania, Norway và Sweden.
Khi lựa chọn lịch trình các bạn có thể và nên dựa vào các khu vực này để lên được lịch trình tối ưu nhất trong việc di chuyển đi lại để tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tìm hiểu kĩ về visa Schengen và pham vi hiệu lực của visa này.
Lên Lịch trình Du lịch Châu Âu
Theo mình đây chính là phần khó và tốn thời nhất 😤 Vì sao ư ?
- Nơi nào cũng muốn đi nên lưỡng lự mãi không biết nên bỏ nước nào, thêm nước nào. Thành ra nhiều khi lịch trình bị tham quá.
- Sau khi đã chọn được những nước muốn đi nhất rồi thì lại phải đổi vì vụ di chuyển, thời gian hạn hẹp…v.v
- Lúc đầu mình bị rối loạn giữa các khu vực, với cả bị tham lam (đi lần đầu mà) dù chỉ có 15 ngày ít ỏi. Cái này là tâm lí rồi, nhất là với những người đi lần đầu. Không tránh khỏi được !
- Bị loạn giữa vô vàn thông tin, website/công cụ tìm kiếm so sánh giá mà có khi không cần thiết hoặc không chính xác.
Sau khi đã trải qua cái giai đoạn rối loạn đấy nên giờ mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm và những tip mà mình có được để các bạn giảm bớt phần “loạn” khi lên lịch trình. Để lên lịch trình và đặt vé máy bay khách sạn hợp lí nhất thì các bạn nên chuẩn bị sớm từ 2-3 tháng.
1️⃣ Bước 1: Xác định 4 khu vực của Châu Âu và các nước trên bản đồ. Tìm ra những nước bạn muốn đi nhất và gần nhau nhất có thể hoặc có phương tiện di chuyển rẻ và thuận tiện nhất.
Tip: Lịch trình nên tạo thành một vòng tròn di chuyển nối tiếp nhau giữa các nước. Với điểm đến và điểm về là cùng một nước. Ví dụ mình bay đến Paris và về cũng từ Paris như hình dưới đây. Nếu bạn có khoảng 16-17 ngày thì có thể thêm Thụy Sĩ vào điểm đến thứ 7, sau Rome, vì từ Thụy Sĩ đi Pháp rất gần.
Mình xin nhấn mạnh là trước tiên nên chọn những nước mà bạn muốn đi nhất và yêu thích nhất. Vì mình hiểu với những người lần đầu đi Châu Âu thường có tâm lí muốn đi rất nhiều nước. Tuy nhiên không phải thời gian lúc nào cũng cho phép chúng mình đi được hết tất cả.
Tùy thuộc vào thời gian mà bạn nên chọn ra những nước yêu thích nhất và dễ dàng di chuyển qua lại nhất để tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Ví dụ, nếu có 15 ngày như mình, các bạn có thể chọn đi khoảng 4-6 nước (5-8 thành phố). Nếu có khoảng 20 ngày thì các bạn có thể đi được 6-8 nước (8-11 thành phố).
Các bạn có thể sử dụng website https://www.routeperfect.com/trip-planner để tham khảo lịch trình sao cho hợp lí như nên đi theo cung nào cho 14 ngày ? đi nước nào trước ? nước nào sau ? bao nhiêu ngày cho mỗi nước? …v.v. Các bạn chỉ cần điền thông tin nơi bạn bắt đầu và kết thúc chuyến đi, số ngày, budget và phương tiện di chuyển (xe riêng hay public transport), website sẽ giúp bạn lựa chọn lịch trình hợp lí.
Tuy nhiên, website này có tính tham khảo chứ không phải tuyệt đối, các bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa lại theo sở thích nhé.
2️⃣ Bước 2: Xác định số ngày tham quan ở mỗi thành phố sao cho hợp lí mà vẫn nằm trọn trong tổng số ngày các bạn đi.
Ví dụ như Paris thì mình thấy 3-4 ngày là vừa phải, Amsterdam mình ở 3 ngày 2 đêm cũng thấy không bị rush. Vienna mình đi 2 ngày 1 đêm: 1 đêm ở Vienna, 1 ngày chơi ở Hallstatt sau đó chiều tối về Vienna đi night bus đến Venice. Venice mình thấy 2-3 ngày là ổn, Rome thì 3 ngày 2 đêm cũng được. Riêng Santorini mình ở 2 ngày 1 đêm thôi, nếu có thời gian các bạn nên ở khoảng 2 đêm 3 ngày là đẹp.
3️⃣ Bước 3: Dùng 2 website này để so sánh giá và tìm phương tiện di chuyển tiện nhất giữa các nước: https://www.rome2rio.com/ và https://www.goeuro.com/ .
Mình đặc biệt hay dùng Goeuro.com nhất vì giao diện dễ nhìn, so sánh giá chuẩn xác giữa 3 phương tiện chính là Máy bay, Tàu và Bus. Ngoài ra còn cho chọn ngày đi, hiện thị chi tiết thời gian, địa điểm của các airport, bến xe, bến tàu, khoảng cách giữa các địa điểm này đến trung tâm thành phố…v.v
Từ đầu mình thấy đi lại giữa Venice và Santorini khá xa và giá vé thì không rẻ tí nào. Lúc đó tính bỏ Santorini đi dù đây là dream destination của mình, và thay vào là một thành phố khác của Ý (Milan hoặc Florence) để tiết kiệm thời gian di chuyển và tiền vé. Tuy nhiên sau đó may mắn đúng dịp Volotea có promotion gửi đến email nên mình đã book được vé đi Santorini khá rẻ (€120/2 người bao gồm hành lí kí gửi) nên mình không bỏ nữa.
Tip: Các bạn nên subscribe nhận promotion letters từ các hãng Airlines như EasyJet, Vueling, Volotea…để nhận được tin khuyến mãi sớm nhất.
Trong lịch trình của mình thì không có sử dụng tàu di chuyển giữa các nước do đi tàu/train khá mất thời gian và giá cũng không hề rẻ hơn so với đi máy bay. Ngoài ra mình có di chuyển bằng FlixBus từ Paris đi Amsterdam, từ Vienna đi Venice và giá vé cực kì rẻ €14/người. FlixBus đi rất thoải mái, đúng giờ, 2 chuyến mình đi đều chọn là đi đêm sáng hôm sau đến nơi nên coi như tiết kiệm 1 đêm khách sạn 🤣
Tip: Flixbus website có promo code giảm €5 cho 1 booking với 1 email đăng ký. Các bạn vào link này đăng ký email, flixbus sẽ gửi promo code đến email đó cho bạn. Bạn chỉ việc apply promo code này khi thanh toán sẽ được giảm €5. Lưu ý: Mỗi email chỉ được đăng ký nhận promo code 1 lần mà thôi.
4️⃣ Bước 4: Book vé máy bay/tàu/bus và khách sạn
Ở bước 3 mình đã chia sẻ một số tip để so sánh giá và xác định phương tiện di chuyển hợp lí thuận tiện nhất. Bây giờ là thời gian để các bạn tiến hành book vé và đặt phòng khách sạn.
Về vé máy bay/tàu/xe, nếu các bạn thấy rẻ thì nên book luôn và ngay, đừng chần chừ. Còn nếu thấy giá tương đối cao thì có thể chờ thêm cũng không sao. Ví dụ như mình book Easyjet trước khoảng 7 tuần giá cũng không phải là rẻ nhưng vì cần apply visa nên phải book luôn. Di book sau mình 4 tuần thì lại được giá rẻ hơn giá vé của mình.
Giá xe bus (của mình là Flixbus.com) thì thường không thay đổi nhiều, book càng sớm càng rẻ, nên các bạn cứ book trước thôi không nên chờ đợi làm gì.
Về đặt phòng khách sạn, mình chủ yếu đặt trên Airbnb là chính vì có travel credit giảm giá với cả giá ban đầu cũng rẻ hơn khách sạn khá nhiều, nhà lại rộng rãi thoải mái tự do. Các bạn đăng ký Airbnb bằng link này để được giảm lên tới $40 cho lần booking đầu tiên nhé.
Duy nhất Amsterdam do đặt muộn một chút (trước 1 tháng) hầu như nhà đẹp rẻ mà ở trung tâm đều fully booked nên mình đặt phòng tại khách sạn trên booking.com ( >> click vào link để được giảm $25 khi đặt phòng trên booking)
Chú ý: Khách sạn hay Airbnb ở Paris, Santorini và đặc biệt Amsterdam rất nhanh hết chỗ nên các bạn chú ý book sớm trước 2 tháng để có được nhiều lựa chọn tốt nhất.
⭕ Về đặt vé máy bay đi du lịch Châu Âu thì mình chỉ tin dùng duy nhất 1 công cụ là Google Flights. Đây là công cụ search vé máy bay cho ra kết quả chính xác nhất và giá chuẩn nhất của các hãng hàng không cung cấp đường bay mà bạn đang tìm kiếm.
> Hướng dẫn đặt vé máy bay miễn phí xin visa schengen Châu Âu
Không như Skyscanner.com là website so sánh giá tuy nhiên giá lại được cung cấp bởi các agents (không phải bởi hãng airlines) và giá bạn phải trả cuối cùng thường cao hơn nhiều so với giá bạn thấy tại thời điểm tìm kiếm. Thậm chí đôi khi còn gặp phải agents lừa đảo, hoặc hủy vé thu tiền, không có vé như đã quảng cáo…v.v
Với Google flights, giá bạn tìm thấy chính là giá tại thởi điểm đó trên chính website của hãng hàng không đó. Chính nhờ Google flights mà mình đã book được vé khứ hồi Manila-Paris có $600/người book trước thời điểm đi là 3 tuần.
Thật ra mình bắt đầu tìm kiếm vé đi Paris trước cả 6-7 tuần cơ, lúc đó giá vé rẻ nhất mình tìm được là $675 bởi Asiana Airlines. Tuy nhiên vì vụ apply visa bị chậm nên không dám book vé này. Đến lúc nhận được visa rồi thì giá vé tăng chóng mặt, toàn $900 trở lên. Mình và Di đã tính là sẽ mua vé bay từ Kuala Lumpur cho rẻ (Emirates airlines có $665 khứ hồi) dù phải bay thêm 1 chặng Manila – KL.
Thế rồi may mắn sao, mình kiểu gần như hết hi vọng rồi thì sáng hôm đó search trên Google Flights thấy GULF AIR (hãng hàng không quốc gia của Bahrain) có vé khứ hồi đúng ngày đi của mình có $600 thôi. 😭😭 Má ơi mừng muốn khóc ! Dành 5 phút đọc review về hãng này và 5 phút sau book ngay và luôn không cần suy nghĩ 😤 Giá vé QUÁ RẺ rồi !!!!
5️⃣ Bước 5: Lên lịch trình du lịch Châu Âu chi tiết
Sau khi đã có lịch trình cơ bản, đặt xong vé máy bay và khách sạn, giờ là lúc bạn cần làm lịch trình chi tiết bao gồm: Đi đâu, tham quan chỗ nào, ăn gì, cần mua vé trước những điểm tham quan/bảo tàng nào…v.v
Với những người mới đi lần đầu thì không nên bỏ qua các địa điểm tham quan, bảo tàng nổi tiếng của thành phố mà bạn sẽ đến. Và để biết đó là những địa điểm nào, có gì thú vị ở đó các bạn có thể dùng những công cụ sau:
- Google Trips app (có trên Apps Store và android store ): app này có thể sync các booking (hotels, airlines…) trên gmail của bạn hoặc bạn có thể search địa điểm mà bạn sắp đến, download offline để save các thông tin cũng như lịch trình gợi ý bởi Google. Đặc biệt lịch trình gợi ý còn chia ra số ngày bạn muốn đi. Ví dụ bạn chỉ có 1 ngày thôi, google sẽ gợi ý cho bạn lịch trình tham quan trong 1 ngày…3 ngày sẽ có lịch trình cho 3 ngày…
- Google destination website: Đây cũng là công cụ mình dùng tham khảo để lên lịch trình. Nó giống như Google trips app nhưng trên website dễ dàng tìm kiếm hơn cho bạn nào không dùng smart phone.
- Tham khảo các bloggers du lịch trong và ngoài nước để biết được những secret/hidden spot xung quanh các địa điểm tham quan nổi tiếng.
- Dùng Pinterest để tham khảo thêm các địa điểm tham quan, quán cafe đẹp, điểm chụp ảnh đẹp….v.v Ngoài ra còn có thể tìm kiếm được khá nhiều kinh nghiệm du lịch hay ho khác như packing, photographing tips….
- Tripadvisor tìm kiếm những quán ăn ngon bổ rẻ, hoặc fine dining nổi tiếng. Mặc dù Google Trips app đã có sẵn mục tìm kiếm Food & Drink rồi, tuy nhiên bạn vẫn có thể tham khảo thêm ở Tripadvisor.
6️⃣ Bước 6: Book vé vào cửa các bảo tàng, nhà hát, các điểm tham quan.
Đã có lịch trình chi tiết, bạn đã biết mình sẽ đi đâu, làm gì, vào khoảng thời gian nào. Giờ là lúc bạn cần book vé tham quan các địa điểm cần book vé trước khi đến để tránh xếp hàng mua vé rất lâu (thường phải từ 1h-2h xếp hàng).
Ví dụ như lịch trình của mình, mình không chọn đi hết các bảo tàng nổi tiếng mà chỉ đi những bảo tàng tiêu biểu. Sau khi đọc review thì mình tóm lại có 3 điểm cần mua vé vào cửa online trước khi đến. Đây đều là skip-the-line tickets cho những bảo tàng cực kì đông khách tham quan và thường phải xếp hàng rất dài.
- Palais Garnier ticket tour (11€/người), book online, nhận vé ở Tourism office: https://en.parisinfo.com/paris-museum-monument/71227/Opera-National-de-Paris-Palais-Garnier
- Louvre museum priority access ticket (15€/người), book online, nhận vé ở Tourism office: https://booking.parisinfo.com/il4-offer_i151-louvre-museum-priority-access.aspx hoặc các bạn có thể mua vé tại đây (không có audio guide) với giá VND458k hoặc tại đây có audio guide(recommended) có vé luôn mà ko cần ra Tourism office.
- Vatican mesueum (20€/người): http://www.museivaticani.va/content/museivaticani/en/visita-i-musei/tariffe-e-biglietti.html hoặc mua tại đây vé Vatican Museums Fast Track Entry
- Colosseum (10€/người): cái này mình không mua online mà mua ticket tại một Tourism counter ở Metro station trước khi đến Colosseum. Tuy nhiên, các bạn có thể mua online tại đây vé bao gồm Colosseum, Roman Forum và Palatine Hill
Ngoài ra, bạn cần book vé tàu online trước từ Vienna đi Hallstatt cho rẻ, chứ mua ở ticket office cực kì đắt. Mình book online return ticket có 38€/ người. Khi đi có check ở ticket office/ticket vending machine thì tận 52€/chiều/người. Phần này mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn trong bài kinh nghiệm du lịch Hallstatt Áo.
Lịch trình du lịch Châu Âu tự túc của mình
> Xem thêm: Kinh nghiệm và lịch trình du lịch Paris Pháp 3 ngày
Chi phí du lịch Châu Âu tự túc 15 ngày
Tổng chi phí cho chuyến du lịch Châu Âu trong 15 ngày của mình là €2,100/người. Chi phí này bao gồm: vé máy bay khứ hồi Manila – Paris, Airbnb + khách san, Transportation giữa các quốc gia và thành phố, Vé tham quan vào cửa các bảo tàng và Ăn uống.
Vé máy bay khứ hồi bọn mình book của Gulf Air $600/người.
Tổng chi phí Airbnb + khách sạn ở Amsterdam là €787. Airbnb ở Vienna là rẻ nhất €47/1 đêm cho 2 người. Airbnb ở Santorini là đắt nhất (nhưng đẹp vô cùng tận) €158/ đêm cho 2 người.
Ăn uống thì khi ở Paris, Amsterdam và Santorini là đắt nhất, vì bọn mình có vào những nhà hàng để ăn và bill tầm €20/người. Và ở Rome, Venice và Vienna đồ ăn rẻ hơn cả có khi bọn mình chỉ ăn khoảng €6-€8/người.
> Xem thêm: Lịch trình du lịch Thụy Sĩ 9 ngày
Nói về chi tiêu thì thực sự bọn mình không quá tiết kiệm dè sẻn gì, rất hay vào siêu thị mua đồ ăn vặt, mua hoa quả như cherry (cherry bên đó rất rẻ chỉ khoảng €3-4/kg). Vì đi du lịch quan trọng nhất là thử đồ ăn địa phương nên về khoản ăn uống 2 đứa tớ khá hợp gụ và không ngại chi 😝 miễn là không quá đắt đỏ.
Với các bạn đi du lịch dạng tiết kiệm, du lịch bụi và chuẩn bị kĩ thì mình chắc chắn các bạn có thể tiêu ít hơn con số €2,100 này khá nhiều. Vì bọn mình phải book 1 số vé khá đắt như vé của Vueling Air từ Santorini đi Rome (€110/người) hay từ Rome về Paris bọn mình đi Air France (€99/người).
Mình tin là chỉ cần đọc kĩ và làm theo các bước mình có chia sẻ ở trên, cộng với sự chuẩn bị sớm trước 2-3 tháng và có sự tìm hiểu sâu thì các bạn cũng sẽ có được một chuyến đi vô cùng trọn vẹn và đáng ghi nhớ.
Hy vọng chia sẻ này của mình sẽ giúp ích cho các bạn chuẩn bị đi Châu Âu lần đầu. Nếu có thắc mắc gì các bạn có thể comment dưới bài viết này mình sẽ trả lời đầy đủ nhé. Và nếu thấy bài viết có ích các bạn hãy nhấn share cho mình nha 😀
Các bài viết sắp tới mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm du lịch chi tiết cho từng quốc gia và thành phố mình đã ghé thăm trong chuyến đi vừa rồi của mình. Các bạn hãy đón đọc nhé !
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ !
Vậy là bạn Linh đã chia sẻ xong toàn bộ hành trình du lịch Châu Âu 15 ngày của mình. Các bạn có thể đọc chi tiết từng nước theo link dưới đây nha:
- Kinh nghiệm du lịch Paris Pháp
- Kinh nghiệm du lịch Amsterdam Hà Lan
- Kinh nghiệm du lịch Vienna Áo, thăm quan làng Hallstatt Áo
- Kinh nghiệm du lịch Santorini tự túc
- Kinh nghiệm du lịch Ý : Venice, Rome và Vatican